Chuyên đề Ngữ văn cấp huyện: Văn học và cuộc sống

Lượt xem:

Đọc bài viết

Việc đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập đã và đang được áp dụng và triển khai. Trong năm học 2021-2022, bậc THCS thực hiện ở khối lớp 6 theo chương trình GDPT 2018. Trong đó, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Có thể nói đó là vấn đề thiết thực, tiến bộ, phù hợp với thời đại. Trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy học sinh đã thực sự trở thành những chủ thể tích cực và sáng tạo, hiệu quả giáo dục đã được cải thiện và khởi sắc. Ngành giáo dục đã đào tạo được những con người tài giỏi, năng nổ, thúc đẩy và đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức của con người : sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụ… Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề luôn suy nghĩ, trăn trở … Có thể nói quá trình giáo dục nhân cách học sinh gồm có nhiều yếu tố, trong đó các môn học xã hội đóng vai trò chủ đạo. Nhưng điều đáng nói là  hiện tượng học lệch ở phần lớn học sinh đã dẫn đến việc các em coi thường, học qua loa đối phó, … đối với phần lớn các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Mặc dù đây là bộ môn khoa học có những giá trị lớn lao về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

Để giúp các em HS hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa thiết thực và sự gắn bó của văn học với cuộc sống con người. Hôm nay ngày 31- 03- 2022, Trường THCS Minh Thạnh tổ chức Câu lạc bộ văn học với chuyên đề “ Văn học và cuộc sống”

Nội dung hoạt động ngoại khóa với chuyên đề “ Văn học và cuộc sống” được thực hiện với các phần sau dưới hình thức sân khấu hóa:

  • Văn nghệ chào mừng.
  • Phần I. Tự giới thiệu về đội
  • Phần II. Đi tìm nhân vật
  • Phần III. Phần thi tài năng
  • Phần IV. Phần thi dành cho khán giả
  • Phần V. Đưa văn vào cuộc sống.

– Về tham dự có Cô giáo Phạm Thị Ngọc Diễm – Phó trưởng phòng GD-ĐT Mộ Đức, Cô Nguyễn Thị Sự – Chuyên viên, cùng tất cả quý thầy cô là thành viên Tổ nghiệp vụ bộ môn Ngữ văn cấp Tỉnh, Cán bộ quản lý, Tổ trưởng, giáo viên dạy ngữ văn, Tổng phụ trách đội trên toàn huyện.

 

– Về phía nhà trường: Thầy Nguyễn Công Huy Hiệp – Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ cùng tất cả thầy cô giáo, học sinh trong nhà trường.